Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vậy cần chuẩn bị những lễ vật gì? Mời quý vị cùng tham khảo bên dưới nhé!
Lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì?
Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo (Táo quân) là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Bởi vậy, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới.
Do đó, vào ngày 23 Tết, mỗi gia đình sẽ làm lễ cúng với hy vọng Táo Quân thay họ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng.
Lễ vật cần chuẩn bị cúng ông Công ông Táo là gì?
Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm: 3 chiếc mũ (2 mũ Táo ông và 1 mũ Táo bà), 3 đôi giày, 3 bộ áo.
Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Ngoài ra, bạn cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường.
Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Tại sao phải chuẩn bị những lễ vật này?
Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, lễ vật này không thể thiếu. Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo.
Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng ông Táo bằng cá chép sống, thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Còn ở Nam Bộ, người dân thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo
Mâm cơm cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy được xem là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc.
Thông thường, mâm cúng ông Táo gồm: Gà trống luộc chéo cánh, xôi gấc hoặc bánh chưng, mâm cơm mặn (với giò, chả, canh măng, rau xào thập cẩm, nem rán, thịt đông, bát cơm trắng, đĩa xôi), gạo, muối, trái cây tươi, trầu cau, hương, nến, rượu nếp.
Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm các món chè như chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái để mâm lễ thêm đầy đủ và đẹp mắt hơn. Không cần quá cầu kỳ, tùy theo văn hóa vùng miền, điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể chuẩn bị món mặn hoặc món chay.
Nên dâng lễ cúng ông Công ông Táo vào lúc nào?
Vì công việc bận rộn, ngày nay nhiều gia đình thay đổi giờ dâng lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi thế nào thì cũng nên cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời.
Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp, hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Yên tâm chuẩn bị mâm cỗ lễ cúng ông Công ông Táo tại nhà
Gas Ban Mai đã sẵn sàng phục vụ giao gas nhanh để Quý khách hàng không phải lo “mất lửa“, “hư hỏng món ăn” trong quá trình chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo.
Khi hết gas đột xuất, hãy gọi ngay Tổng đài: 028 39.43.43.43 hoặc hotline: 0917.638.638 (có zalo) để được giao gas nhanh và có khuyến mãi.
Gas Ban Mai phục vụ giao gas nhanh Khu vực Quận 4, Quận 3, Quận 1, Quận 5, Quận 7, Quận 8, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức. Phục vụ từ 5h00 – 22h00 mỗi ngày (KHÔNG NGHỈ TẾT).
Xin gửi Chương trình đổi gas khuyến mãi Dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 để Quý vị tham khảo và dễ dàng lựa chọn quà tặng cũng như đổi gas chính hãng tiết kiệm nhất.
- Tổng đài gọi gas: 1900.2244
- Đường dây nóng: 0917.638.638 (có zalo)
- Hướng dẫn làm bò bít tết bằng lò nướng
- Hướng dẫn sử dụng bếp hồng ngoại an toàn và hiệu quả
- hướng dẫn sử dụng bếp từ
- Bật mí chọn mua bếp hồng ngoại đơn loại nào tốt cho gia đình
- Lựa chọn bếp từ đơn tiết kiệm điện qua 6 tiêu chí quan trọng
- Tư vấn bếp từ đơn loại nào tốt và an toàn, tiết kiệm?